Hệ thống báo cháy tự động là gì?
Hệ thống báo cháy tự động là một tập hợp các thiết bị phòng cháy và chữa cháy. Như thiết bị cảnh báo cháy thông minh, tủ chữa cháy, bình chữa cháy, còi báo động và nhiều vật dụng khác. Trong một công trình, vai trò của các thiết bị này chính là liên kết
chặt chẽ với nhau tạo nên một mạng lưới mạnh mẽ. Để thực hiện các nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy trong các tình huống khẩn cấp. Hiện nay, thi công lắp đặt báo cháy tự động là một trong những các yếu tố bắt buộc đối với các công trình trong thi công. Đặc biệt là trung tâm thương mại, tòa nhà chung cư, khu vui chơi, trường học, bệnh viện,...
Là hệ thống được lắp đặt các thiết bị có chức năng phát hiện và báo động khi có sự cố cháy xảy ra. Việc nhận diện hay phát hiện các tín hiệu cháy sớm từ những thiết bị tự động như đầu dò khói, đầu dò nhiệt,... Hoặc bởi con người thông qua nút nhấn khẩn cấp.
Hệ thống có khả năng hoạt động độc lập, tự động liên tục 24/24. Nhờ chức năng tự động của các thiết bị chuyên dụng có chức năng phát hiện và cảnh báo đến con người với những sự cố cháy sắp xảy ra để phòng tránh kịp thời đảm bảo an toàn đến tính mạng và tài sản cho Chủ Doanh nghiệp.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy là một hệ thống khép kín, có nhiệm vụ phát hiện sự cố cháy thông qua các hiện tượng như nhiệt độ tăng đột ngột, xuất hiện khói hoặc tia lửa. Những dấu hiệu này được các đầu báo ghi nhận và gửi tín hiệu về trung tâm báo cháy. Trung tâm báo cháy sẽ xử lý các tín hiệu này và xác định vị trí xảy ra sự cố thông qua các vùng (Zone). Sau đó, thông tin sẽ được truyền đến các thiết bị đầu ra như bảng hiển thị phụ, chuông, còi và đèn. Những thiết bị này sẽ phát ra âm thanh và ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực xảy ra sự cố. Việc các thiết bị báo cháy được kết nối liên tục và hoạt động đồng bộ sẽ tạo nên một hệ thống báo cháy an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Hệ thống báo cháy tự động gồm những thiết bị sau:
- Trung tâm báo cháy
Trung tâm báo cháy được thiết kế dạng tủ gồm các thiết bị chính: một mainboard điều khiển, các module, một biến thế và một nguồn dự phòng (acquy).
Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống và quyết định chất lượng của hệ thống. Là đầu não cung cấp cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy hoạt động.
Là nơi nhận và xử lý các tín hiệu từ các đầu báo cháy, nút nhấn hoặc các tín hiệu sự cố kỹ thuật.
Trung tâm báo cháy có bảng hiển thị các thông tin về hệ thống và phát lệnh báo động, chỉ thị nơi xảy ra cháy trên màn hình tủ.
Khi nhận tín hiệu từ các đầu báo, tủ sẽ xử lý và truyền tín hiệu đến các chuông, còi cảnh báo cháy.
Nó có khả năng tự kiểm tra hoạt động bình thường của hệ thống và chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chạm mạch, thiết bị lỗi, hư hỏng.
- Thiết bị đầu vào:
Gồm các thiết bị dò và nhận diện các hiện tượng của sự cháy (sự gia tăng nhiệt, tỏa khói, phát sáng, phát lửa, rò gas) và có nhiệm vụ nhận thông tin nơi xảy ra cháy và truyền tín hiệu đến tủ trung tâm báo cháy.
Thiết bị đầu vào gồm: đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đầu báo gas, đầu báo lửa,... nút nhấn khẩn.
Chức năng của nút nhấn khẩn là khi con người thấy khói hay các dâu hiệu của sự cháy sẽ chủ động nhấn vào nút này để truyền tín hiệu về tủ trung tâm báo cháy phát tín hiệu lại cho chuông, còi, đèn cảnh báo.
- Thiết bị đầu ra:
Có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và phát ra các thông tin cảnh báo bằng âm thanh (chuông, còi), bằng ánh sáng (đèn) giúp mọi người nhận biết đang có hiện tượng cháy xảy ra.
Bao gồm các thiết bị như: Bảng hiển thị phụ, chuông báo động, còi báo động, đèn báo động, đèn exit, bộ quay số điện thoạt tự động... .
Quy trình thi công, lắp đặt Hệ thống báo cháy tự động:
Căn cứ vào bản vẽ thiết kế và Thẩm duyệt của cơ quan chức năng để lên phương án lắp đặt hoàn thiện hệ thống báo cháy tự động cho công trình:
- Các bước lắp đặt hệ thống báo cháy tự động hoàn chỉnh:
+ Bước 1: Chuẩn bị vật tư phụ kiện như: Dây tín hiệu, đầu báo khói, nhiệt, nút nhấn khẩn, chuông đèn báo cháy... với số lượng và tiêu chuẩn được đề ra trên bản vẽ thiết kế.
+ Bước 2: Đi dây tín hiệu báo cháy từ vị trí lắp Tủ trung tâm báo cháy đến các Thiết bị đầu vào, Thiết bị đầu ra,...
Ngoài ra phải có ống cứng luồn dây để bảo vệ dây tín hiệu khỏi các tác động bên ngoài như: Chuột cắn, va đập,... đảm bảo độ ổn định cho hệ thống.
+ Bước 3: Tiến hành lắp thiết bị:
Đầu tiên là lắp trung tâm báo cháy, đây là đầu não cho toàn hệ thống Báo cháy nên khi lắp cần phải chính xác và lập trình tủ đúng với yêu cầu sử dụng.
Các đầu dò: Khi lắp đặt phải đấu nối dây tín hiệu vào chân đế của đầo báo đúng với sơ đồ của nhà sản xuất để hệ thống hoạt động đúng chức năng của nó.
Nút nhấn khẩn, chuông và đèn báo cháy là: Là những thiết bị thường được lắp đặt gần nhau ở các vị trí lối ra vào, lối thoát nạn, hành lang, cầu thang lên xuống,... chủ yếu ở những nơi thường xuyên có người qua lại, dễ tiếp cận.
+ Bước 4: Đo điện trở cho hệ thống
Đo điện trở cách điện đối với hệ thống dây đã lắp đặt, phải đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật theo quy định. Việc đo điện trở phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và được thực hiện bởi nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.
+ Bước 5: Kiểm tra và chạy thử:
Kiểm tra hệ thống:
Rà soát lại toàn bộ quá trình lắp đặt hệ thống xem các thiết bị đã lắp đầy đủ chưa, nguồn điện có ổn định chưa,...
Lập trình và cài đặt tủ trung tâm báo cháy để kết nối với các thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra.
Test nguồn cấp vào tủ (nguồn chính và nguồn dự phòng), kiểm tra bảng hiển thị có báo lỗi đầu dò hay thiết bị nào không.
Lưu ý: Tủ trung tâm báo cháy phải luôn có nguồn phụ là bình Ắc quy dự phòng để lúc mất điện thì hệ thống vẫn có thể hoạt động.
Vận hành thử hệ thống:
Kiểm tra các chức năng cơ bản của hệ thống. Từng thiết bị được kích hoạt và quan sát kỹ lưỡng để đảm bảo hoạt động đúng như thiết kế.
Các đầu báo phải phản ứng nhạy bén khi có dấu hiệu của sự cháy.
Trung tâm báo cháy cần xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác.
Chuông đèn báo động phải đồng bộ với nhau, tín hiệu cảnh báo có thể được nghe, nhìn thấy từ khoảng cách xa.
Mọi kết nối được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo thông suốt. Các thông số cài đặt ban đầu cần đối chiếu với tài liệu kỹ thuật đã phê duyệt.
Liên hệ lắp đặt hệ thống báo cháy
Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy với chất lượng vượt trội. Hệ thống được thiết kế phù hợp với từng loại công trình khác nhau. Các thiết bị đều đạt tiêu chuẩn an toàn và được kiểm định nghiêm ngặt. Đội ngũ kỹ thuật viên của chúng tôi giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Quy trình lắp đặt được thực hiện cẩn thận để đảm bảo hiệu quả tối ưu. Chúng tôi cam kết mang đến sự an toàn tuyệt đối cho công trình của bạn. Thời gian lắp đặt nhanh chóng. Hệ thống báo cháy sau khi lắp đặt vận hành ổn định và bền lâu. Chính sách bảo hành, bảo dưỡng lâu dài.
Ngoài ra, chúng tôi hỗ trợ tư vấn giải pháp báo cháy phù hợp nhất cho khách hàng. Đội ngũ luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình sử dụng. Khách hàng sẽ nhận được hướng dẫn chi tiết để vận hành hệ thống hiệu quả. Chúng tôi luôn đặt sự an tâm và hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành để bảo vệ an toàn cho công trình của bạn.
Liên hệ với chúng tôi qua:
Công ty TNHH Xây Dựng Kỹ Thuật Phòng Cháy Chữa Cháy 24/7
Địa chỉ: 22 Đường 16, Phường Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Email: info@pccc247.net
Điện thoại: 0852.358.579